• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển vọng từ sâm Bố chính

 

 

Với mong muốn biến vùng đất vốn chỉ quen với trồng mía trở thành một vùng đất tiềm năng hơn. Mỗi vụ thu hoạch mía nguyên liệu người dân không phải lo về giá cả “tụt dốc” nữa. Anh Ma Văn Tuệ, Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Thắng Đạt đã đưa cây Sâm bố chính một trong những sản vật quý - sản vật tiến vua năm xưa về trồng thử nghiệm tại vùng đất Nà Né, xã Thanh Tương, huyện Na Hang (Tuyên Quang).

 

 

Vườn sâm bố chính được trang bị hệ thống tưới nước tự động

Triển khai trồng thử nghiệm từ tháng 2 năm 2022, trên 7.000 m vuông diện tích sâm Bố chính đã dần thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương và cho thu hoạch những “lứa” hoa đầu tiên. Anh Ma Văn Tuệ, Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Thắng Đạt cho biết: Sâm bố chính hay còn gọi là sâm thổ hào, sâm núi là một sản vật quý có vị ngọt, tính mát; phong phú về hàm lượng dinh dưỡng và hoạt chất đặc biệt, hoa, rễ củ sâm bố chính mang lại tác dụng tuyệt vời trong y học như điều trị được rất nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, ho, viêm phế quản, nóng sốt. Hoa của cây sâm sau khi được thu hoạch, sẽ được tiến hành sấy lạnh để chế biến thành trà hoa sâm. Ngoài ra, cành, lá sâm cũng được cắt tỉa để làm mỹ phẩm dưỡng da. Hiện nay, sau 3 tháng trồng, cây sâm Bố chính đã cho thu hoạch hoa. Thu nhập từ 1kg hoa khô có giá bán khoảng 2 triệu đồng. Thời gian trồng sâm bắt đầu vào mùa xuân, sau 1 năm trồng sâm sẽ cho thu củ. Không chỉ vậy, HTX còn tạo việc làm cho 3 đến 4 lao động tại địa phương như: vận chuyển, thu hái, chăm sóc, tưới nước, làm cỏ mỗi ngày, trung bình được trên 30 kg hoa tươi, đem về sấy khô làm trà uống.

 

 

Không chỉ sử dụng làm dược liệu, vườn sâm bố chính còn tạo cảnh quan thu hút nhiều du khách tham quan chụp ảnh

Cũng theo một số người dân ở đây cho biết vùng đất này trước kia chỉ trồng mía, cỏ voi phục vụ chăn nuôi nên hiệu quả đem lại không đáng là bao. Nếu cây sâm sinh trưởng, phát triển tốt mang lại thu nhập cao gấp chục lần so với các loại cây trồng khác. Khi cây sâm bố chính được đưa vào trồng tại xã sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Được biết HTX Thắng Đạt thành lập tự đầu tư vốn trồng và chế biến dược liệu, cây ba kích, giảo cổ lam, thìa canh, gai leo đã cho thu hoạch, được phơi khô chế biến. Đến nay HTX liên kết với một số hộ dân trong xã đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng trên 10 ha cây gai xanh, liên kết nhà máy sợi bao tiêu sản phẩm đầu ra. Một số hộ trồng gai xanh đang phát triển tốt.

Bài, ảnh: Hà Huế

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 412
Hôm qua : 470