Với điều kiện khí hậu mang sắc thái của tiểu vùng ôn đới cộng với những nét văn hóa mang đậm bản sắc của các dân tộc Dao, Mông. Những năm gần đây xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã có nhiều giải pháp để đưa ngành du lịch phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Vườn Lê đang được phủ một màu trắng tinh hút hồn bao du khách đến Hồng Thái dịp này
Vượt qua quãng đường hơn 300km từ Thủ đô Hà Nội. Họa sỹ: Kiều Hải, Hội viên Hội Họa sỹ Việt
Nằm ở độ cao 1200m so với mực nước biển, xã Hồng Thái, huyện Na Hang đang được xem là Sa Pa thứ hai ở khu vực phía Bắc. Những bản làng trù phú của người Dao Tiền, những thửa ruộng bậc thang và cả những vườn Lê nằm ngang sườn núi, đang là tiềm năng để Hồng Thái bứt phá đi lên phát triển du lịch. Đặc biệt đến Hồng Thái trong những ngày đầu xuân mới này, du khách sẽ không khỏi bất ngời bởi khung cảnh núi non hùng vĩ. Sự kết hợp giữa trời, mây và đất cộng với những mái nhà của người Dao tiền lợp ngói âm dương cổ kính và cả những vườn Lê đang phủ lên mình một màu trắng tinh khôi, đã tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên thật thơ mộng, mang đặc điểm rất riêng của vùng cao.
Những tràng trai, cô gái người Dao tiền ngắm nhìn hoa Lê
Bà Đặng Thị Dương – Công chức Văn hóa – Xã hội xã Hồng thái cho biết: Những năm gần đây cứ mỗi khi tết đến xuân về xã Hồng Thái được đón rất nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc đến thăm quan. Loại hình du lịch được được du khách ưa thích nhất đó là du lịch Homestay, khám phá nét văn hóa trong đời sống của người Dao tiền và thăm quan những vườn lê trên địa bàn xã. Hiện nay xã đang vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng cây lê gắn với bảo vệ những cánh đồng bậc thang để phục vụ du khách đến thăm quan du lịch.
Không chỉ có hoa lê mà những vườn hoa cải, hoa gạo cũng thi nhau khoe sắc tạo nên một không gian thơ mộng chỉ có ở Hồng Thái
Hiện nay, huyện Na Hang nói chung, xã Hồng Thái đang tập trung quy hoạch để thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững và chất lượng. Đồng thời mở tua, tuyến gắn kết với Hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn để giúp cho du khách có thể khám phá các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Mông với các nét văn hóa độc đáo, các phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau... phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Bài, ảnh: Đức Toàn