• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khá lên từ chăn nuôi

Khá lên từ chăn nuôi
Ngày xuất bản: 15/07/2020 8:22:54 SA

Từ một hộ với hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bằng nghị lực vươn lên, Anh Triệu Phượng Khuân, thôn Nà Chác, xã Năng Khả, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã mạnh dạn vay vốn, áp dụng có hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản. Đến nay, gia đình anh là một trong những hộ điển hình phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo ở địa phương.

 

Mô hình nuôi lợn đen của vợ chồng anh Triệu Phượng Khuân, thôn Nà Chắc, xã Năng Khả

 

Nhớ lại những năm trước đây, mặc dù chăm chỉ, chịu khó làm ăn nhưng hoàn cảnh gia đình anh vẫn khó khăn, thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trên 1.000 m2 diện tích trồng lúa 2 vụ với 4 khẩu ăn. Sau nhiều năm trăn trở, tìm hiểu hướng phát triển kinh tế và được sự tư vấn, định hướng của Hội Nông dân xã Năng Khả. Năm 2012, anh Triệu Phượng Khuân bàn bạc với vợ, mạnh dạn vay 100 triệu đồng, nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để chăn nuôi bò sinh sản, việc gì có thể làm để phát triển kinh tế anh cũng đều thử qua. Anh Khuân chia sẻ: Với số vốn vay ban đầu anh mua 20 con bò sinh sản về nuôi, vừa vỗ béo vừa để phát triển tổng đàn. Tận dụng diện tích vườn rừng sản xuất để chăn thả, sau nhiều năm chăm sóc đàn bò gia đình anh đã sinh trưởng và phát triển tốt, số lượng đàn tăng dần, có thời điểm, đàn bò gia đình anh lên đến 40 con. Sau đó, nhận thấy thị trường rất ưa chuộng thịt lợn đen, đặc biệt giống lợn đen địa phương cũng dồi dào, tuy thời gian chăn nuôi dài nhưng cho thịt ngon, phù hợp với điều kiện khí hậu bản địa, anh quyết định phát triển thêm mô hình nuôi lợn đen. Anh Khuân quyết định bán bớt 20 con bò thịt vừa để trả nguồn vốn vay, vừa xây dựng chuồng trại nuôi thêm lợn đen. Gia đình anh không chỉ chăn nuôi mà còn chăm sóc trên 2 ha rừng.

Hiện nay, gia đình anh đang duy trì và phát triển đàn bò trên 20 con, 2 lợn nái sinh sản và 40 con lợn đen thương phẩm. Để lợn nuôi không bị mắc bệnh, anh luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, đồng thời thực hiện tốt vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi, do vậy đàn lợn của gia đình luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Bên cạnh nguồn thức ăn công nghiệp, anh  còn bổ sung một lượng tinh bột cám, rau… phù hợp cho chế độ ăn, tiêm phòng dịch bệnh định kỳ. Nhờ vậy, chuồng trại chăn nuôi của gia đình anh luôn phòng tránh được dịch bệnh. Mỗi năm bình quân 2 lứa lợn thương phẩm được xuất bán, trừ chi phí thu lãi từ 60 đến 70 triệu đồng. Với lòng quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, áp dụng kỹ thuật, gia đình anh Triệu Phượng Khuân đã vươn lên thoát nghèo, trở thành một trong những hộ khá lên từ chăn nuôi.

 

Bài, ảnh: Hà Huế


Nguồn:nahang.tuyenquang.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 364
Hôm qua : 724