• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Na Hang: Khắc phục những khó khăn trong công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm

Na Hang: Khắc phục những khó khăn trong công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm
Ngày xuất bản: 23/10/2019 9:25:01 SA

Nhằm duy trì, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển ổn định, ngăn chặn không để dịch bệnh phát sinh và lây lan trên diện rộng gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Hàng năm, huyện Na Hang luôn chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, hiện nay do bệnh dịch tả lợn Châu phi diễn biến phức tạp trên địa bàn nên công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Là một trong những hộ chăn nuôi lợn với quy mô từ 30 đến 50 con lợn thịt/lứa, theo hình thức nuôi gối. Những năm trở lại đây, nhờ được tuyên truyền về tiêm phòng để hạn chế dịch bệnh xảy ra, gia đình chị Trần Thị Kim Ngân, thôn Nà Đồn, xã Thanh Tương luôn chấp hành tốt công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ. Nhờ vậy, đàn gia súc, gia cầm nhà chị luôn phát triển tốt, khỏe mạnh, không xảy ra tình trạng lợn chết do dịch bệnh; đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng trên một năm.

 

 

Toàn huyện hiện có tổng đàn trâu, bò trên 12.700 con, đàn lợn gần 3.000 con, đàn gia cầm 136.300 con. Ông Hoàng Việt Thanh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Na Hang cho biết: Thực hiện công tác tiêm phòng vụ Thu - Đông, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện đã cấp phát đầy đủ vật tư, các loại vắc xin theo nhu cầu của các xã, thị trấn, đảm bảo chất lượng và đúng chủng loại. Để công tác tiêm phòng dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vụ thu – đông đạt kết quả cao, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức tập huấn, hướng dẫn hộ chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, cử cán bộ chuyên môn kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đôn đốc các xã, thị trấn tiêm phòng vắc xin đúng thời gian, tiến độ. Đồng thời, phun khử trùng, tiêu độc ở những nơi có nguy cơ cao như các ổ dịch cũ, chợ, cơ sở giết mổ, chuồng trại chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, nơi tiêu hủy gia súc, gia cầm... Nhờ vậy, công tác tiêm phòng được tiến hành đảm bảo, không chỉ những hộ chăn nuôi với quy mô lớn chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh mà cả những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng chủ động tiêm phòng vắc xin, khử trùng chuồng trại. Tính đến nay, toàn huyện đã tiêm được trên 65.600 liều vắc xin cho gia súc gia cầm, trong đó trên 3.000 vắc xin lở mồm long móng cho đàn trâu, bò, đạt trên 50% kế hoạch; và hơn 6.200 liều vắc xin tụ huyết trùng cho đàn lợn và đàn gia cầm. Các xã, thị trấn, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ đã tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng như: Quét dọn vệ sinh cơ học chuồng trại đảm bảo thoáng mát. Cùng với đó, công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện theo đúng quy định, các đơn vị chuyên môn của huyện đã kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật …

Tuy nhiên, do hiện nay bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát lại khiến cho tâm lý của các hộ gia đình vẫn e ngại khi có người lạ vào khu vực chuồng trại, một số địa bàn rộng, chia cắt khiến cho công tác tiêm phòng còn chậm… Khắc phục những khó khăn trên, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng, các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền đến người dân, tiến hành tiêm phòng đảm bảo an toàn để công tác phòng chống dịch bệnh vụ Thu – Đông đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra.

Bài, ảnh: Hà Huế

 

 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 362
Hôm qua : 724