• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đổi mới công tác đào tạo nghề theo hướng gắn với nhu cầu thực tế của người lao động

Đổi mới công tác đào tạo nghề theo hướng gắn với nhu cầu thực tế của người lao động
Ngày xuất bản: 18/11/2019 12:56:22 CH

         Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần giảm nghèo. Do đó, trong những năm gần đây Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Na Hang đã có nhiều đổi mới trong dạy nghề, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo để người lao động học nghề xong có thể sống được với nghề.

 

 

Nhờ được đào tạo nghề cơ bản mà trình độ canh tác nông nghiệp của người dân ở khu vực nông thôn đã được nâng lên rõ rệt

 

          Huyện Na Hang trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ông Hà Văn Lại - Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp –Giáo dục thường xuyên huyện cho biết: hằng năm Trung tâm tập trung mở các lớp đào tạo nghề với mục tiêu “trao người lao động kỹ năng chuyên sâu về nghề nghiệp”, với mục tiêu đó Trung tâm tập trung vào các xã đang về đích nông thôn mới. Để nâng cao hiệu quả, đơn vị chú trọng khảo sát nhu cầu học, có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn; tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông; triển khai mô hình đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tế tại từng xã. Việc đào tạo nghề theo hình thức cầm tay chỉ việc là chính, giáo trình phù hợp với các học viên là người dân tộc thiểu số, lý thuyết kết hợp với thực hành và thời lượng thực hành là chủ yếu. 

        Nổi bật trong công tác đào tạo nghề tại huyện là dạy nghề gắn với tạo việc làm cho lao động bằng hình thức liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Năm 2019, Trung tâm đã liên kết với các Hợp tác xã Nông nghiệp mở các lớp kỹ thuật trồng rau cho 140 lao động tại các xã Khâu Tinh, Hồng Thái, ngay sau khi học xong những học viên này đã mang những kiến thức mình đã học áp dụng vào thực tiễn trong quá trình sản xuất của ra đình, tạo ra các sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường. Nếu như trước đây việc canh tác cây rau sạch vẫn còn là một điều gì đó thật xa sỉ với bà con nông dân ở các xã Khâu Tinh, Hồng Thái thì giờ đây việc canh tác cây rau sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGap đã được người dân ở các địa phương này thực hiện ở tất cả các vụ trong năm. Điều quan trong hơn là cây ra sạch ở 2 địa phương này đã được cấp chứng nhận rau an toàn và được bán ở thị trường trong nước, đặc biệt là sản phẩm rau , củ quả của Hồng Thái đã được hệ thống siêu thị Vincom thu mua để cung cấp cho người tiêu dùng. Nhờ kỹ thuật canh tác được nâng cao nên người dân đã biết lựa chọn những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào trồng để tăng thu nhập.

          Một trong những cách làm mang lại hiệu quả trong công tác đào tạo nghề là mô hình dạy nghề lưu động ở các xã vùng sâu, vùng xa. Trung tâm đã tổ chức các lớp đào tạo nghề tạo điều kiện cho người dân có kiến thức, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả. Chỉ tính 10 tháng đầu năm 2019, Trung tâm đã mở 9 lớp đào tạo nghề trồng và chăm sóc chè, trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn, trồng cây đậu tương, đậu xanh, chăn nuôi, mây tre đan, vận hành sửa chữa máy nông nghiệp cho 380 học viên là người dân tộc thiểu số tại các xã trên địa bàn (vượt 20% kế hoạch đề ra). Những học viên có nhu cầu sau khi kết thúc khóa học còn được hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để phát triển sản xuất, mức vay trung bình từ 20 đến 50 triệu đồng/hộ. 

          Nhiều lao động là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa sau khi được học nghề đã phát triển nghề được học, đem lại thu nhập khá, vươn lên thoát nghèo. Đặng Thị Hiền, thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái là một ví dụ. Trước đây cuộc sống gia đình chị ăn bữa nay, lo bữa mai. Từ năm 2017, khi được học và áp dụng thành công kiến thức từ lớp dạy nghề trồng rau an toàn do huyện mở, cuộc sống gia đình chị đã thay đổi dần. Chị cho biết, trước đây gia đình đã thử trồng rau bắp cải, su hào chính vụ nhưng chưa hiệu quả, trồng ra không bán được, từ khi tham gia lớp học chị đã tận dụng tiềm năng khí hậu của xã, chuyển đổi trồng cây rau su hào, bắp cải từ chính vụ sang trái vụ nên cho thu nhập gấp 4 đến 5 lần so với trước. Thông qua những lớp học nghề như vậy chị không chỉ nắm bắt được những kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau mà còn biết phân tích nhu cầu tiêu thụ của thị trường, biết tận dụng những tiềm năng thế mạng về khí hậu thổ nhưỡng của địa phương trên cơ sở đó để gia đình quyết định lựa chọn những giống rau phù hợp đưa vào trồng để mang lại hiệu quả cao về kinh tế.

          Tại xã Hồng Thái, từ năm 2017 đến nay Trung tâm Giáo dục nghề nghệp – Giáo dục thường xuyên huyện đã mở hằng chục lớp dạy nghề cho người dân. Ông Bàn Tiến Sỹ, Chủ tịch UBND xã cho biết, nhiều hộ diện tích đất rộng nên đã trồng các loại cây ăn trái như cây lê, cây hồng không hạt, cây cam chanh, nhưng do không nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên cây sinh trưởng, phát triển kém. Khi biết có lớp nghề được mở tại xã họ đã tự nguyện đăng ký theo học và trên 83% học viên có việc làm sau khi học xong. Nhiều người đã xây dựng được các mô hình kinh tế điển hình như hộ ông Bàn Quý Tỉnh, thôn Khâu Tràng đã biết ứng dụng quy trình chăm sóc cây lê hợp lý mang lại thu nhập hằng trăm triệu động mỗi năm, hay hộ ông Triệu Văn Liều, cũng biết áp dụng quy trình trăm sóc cây lê, cây cam chanh hợp lý, mỗi năm cho thu nhập hằng trăm tấn quả. Hiện nay bà con ở xã Hồng Thái còn kết hợp việc trồng cây lê vừa cho thu nhập quả, vừa phục vụ khách du lịch đến thăm qua chụp ảnh để tăng thu nhập. Nhờ vậy, số hộ nghèo trong xã đã giảm, hiện chỉ còn dưới 20%.  

          Để tiếp tục làm tốt công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tế của người lao động. Trong thời gian tới, huyện Na Hang sẽ tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với các cơ sở dạy nghề mở thêm nhiều lớp dạy nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ có thêm lựa chọn nghề phù hợp; tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò quan trọng của việc học nghề trong phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. 

Bài, ảnh: Hà Huế

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 202
Hôm qua : 724