• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Na Hang phát triển nông nghiệp hàng hóa là khâu đột phá

Na Hang phát triển nông nghiệp hàng hóa là khâu đột phá
Ngày xuất bản: 04/08/2020 5:42:29 SA

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Na Hang lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra sản xuất nông nghiệp hàng hóa là khâu đột phá trong phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, huyện đã điều chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp có thế mạnh, phát triển đúng hướng, có hiệu quả. Qua đó nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Phát triển rau trái vụ tại xã Khâu Tinh, huyện Na Hang (Tuyên Quang)

 

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện Na Hang đã có những bước phát triển, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng năm đạt mức tăng trưởng khá, tăng trên 4%/năm, nông nghiệp chuyển dịch mạnh sang sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất chuyên canh hiệu quả như: vùng sản xuất chè Shan tuyết với 1.308 ha tại các xã Sinh Long, Hồng Thái, Sơn Phú; vùng sản xuất rau an toàn 25 ha và 30 ha lê tại xã Hồng Thái; vùng nuôi trồng thủy sản ở hồ sinh thái Na Hang có 104 hộ và 2 doanh nghiệp tham gia với 809 lồng cá các loại. Duy trì tỷ lệ che phủ rừng cao nhất toàn tỉnh, đây là nền tảng để nâng cao hiệu quả ngành lâm nghiệp, từng bước xây dựng phát triển vùng trồng gỗ nguyên liệu bền vững.

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, đến nay, có 4 sản phẩm đã được cấp nhãn hiệu hàng hóa: Rượu ngô men lá Na Hang, Rau an toàn Hồng Thái, cá đặc sản Na Hang, chè Shan tuyết Sinh Long, Hồng Thái; có 3 sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản suất theo tiêu chuẩn VietGAP, gồm: Rau an toàn Hồng Thái, Khâu Tinh, cá đặc sản Na Hang; sản phẩm chè Shan tuyết Hồng Thái được chứng nhận sản suất theo tiêu chuẩn hữu cơ (Organic). Ngoài ra, sản phẩm cao chanh Khâu Tinh; lê Hồng Thái đã có tem truy xuất nguồn gốc… các mặt hàng nông sản của huyện đã có mặt trên hệ thống bán lẻ, siêu thị các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Xã Hồng Thái là một trong những địa phương của huyện Na Hang đi đầu trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Hiện nay, xã đã quy hoạch phát triển 37 ha cây ăn quả; hơn 25 ha rau đậu, (bắp cải, súp lơ, cà chua, su su...). Xã duy trì và phát triển 61,6 ha chè Shan tuyết, 30 ha chè Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên… Thời gian qua, UBND xã đã phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết giữa người nông dân với nhà khoa học, các doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm có giá trị.

Anh Đặng Văn Tài, thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái đưa toàn bộ hơn 300 m2 ruộng bỏ hoang vào trồng rau bắp cải, su hào, súp lơ trái vụ. Nhờ được hỗ trợ về giống, vật tư và kỹ thuật trồng, chăm sóc nên chỉ sau hơn hai tháng, các loại rau của gia đình anh phát triển tốt chuẩn bị cho thu hoạch. Anh Tài cho rằng, đây là bước đột phá trong phát triển nông nghiệp bởi, từ trước đến nay, anh chỉ trồng rau theo mùa vụ phục vụ gia đình, nay cách làm mới, trồng rau trái vụ để cung ứng cho thị trường mang lại hiệu quả kinh tế hơn cho người nông dân.

Là một trong những doanh nghiệp đầu tư nuôi cá lồng trên hồ sinh thái Na Hang, Anh Phạm Anh Toàn, Giám đốc Công ty TNHH thủy sản Đức Nguyên cho rằng, để phát triển chăn nuôi cá đặc sản, ngoài quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh tốt thì diện tích lớn, nguồn nước sạch là yếu tố tiên quyết để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với thủy sản đặc sản được coi là khó tính nhất như: Bỗng, lăng chấm, chiên, cá quả... Gần 10 năm nuôi trồng thủy sản trên vùng lòng hồ với quy mô 30 lồng, trong đó có 10 lồng cá đặc sản song chưa năm nào gặp bất lợi, cá sinh trưởng, phát triển tốt. Mỗi con cá chiên, lăng chấm sau 3 năm chăn nuôi đạt trọng lượng từ 2,5 - 3 kg, với giá từ 480 - 600 nghìn/kg mang lại nguồn thu không nhỏ cho công ty.

Ông Vi Ngọc Quý, Trưởng Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Hang cho biết, để phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng bền vững, thời gian tới phòng sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phát triển nông nghiệp hàng hóa, phát triển bền vững các vùng sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng sản phẩm nông nghiệp của từng địa phương. Mở rộng vùng sản xuất đậu tương, đậu xanh, lúa nếp cái hoa vàng tại các xã có điều kiện; khuyến khích phát triển chăn nuôi đàn gia súc (đàn trâu, đàn bò, đàn dê); khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nuôi cá trên hồ thuỷ điện gắn với chế biến, đặc biệt là phát triển nuôi cá đặc sản. Từng bước xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách về phát triển nông lâm nghiệp hàng hóa của tỉnh, nhất là chính sách về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; củng cố, nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn…

Bài, ảnh: Hà Huế


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 303
Hôm qua : 1.469