• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khi vốn chính sách về với đồng bào dân tộc thiểu số

Khi vốn chính sách về với đồng bào dân tộc thiểu số
Ngày xuất bản: 13/08/2020 4:08:43 SA

         Thiếu vốn sản xuất là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ hộ nghèo cao ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khắc phục tình trạng này, nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội theo các chương trình cho vay, hỗ trợ của Đảng và nhà nước đã được giải ngân kịp thời giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

 

Được tiếp cận nguồn vốn nhiều hộ gia đình đã đầu tư chăn nuôi gia súc

 

           Xã Hồng Thái, huyện Na Hang nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mức nước biển. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, đất rộng, người thưa, rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Cả xã có 312 hộ gia đình chủ yếu là người Dao và Mông trong đó có  221 hộ vay vốn ngân chính sách với tổng dư nợ trên 10 tỷ đồng để chăn nuôi và trồng rau trái vụ. Điều đặc biệt ở đây là tất cả các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nên không có hộ vay vốn nào để nợ quá hạn. Bí thư Đảng ủy xã Đảng Thị Hiền hồ hởi thông báo như vậy khi đưa chúng tôi đi thăm mô hình phát triển kinh tế của các hộ gia đình trong xã.

Gia đình chị Bàn Thị Nái ở thôn Nà Mụ, là một trong những điển hình sử dụng vốn hiệu quả ở đây. Năm 2017 gia đình chị được thôn, tổ bình xét để vay 50 triệu đồng  lãi suất 0.6875%, thời hạn vay 36 tháng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH nên đã mua được hai con trâu sinh sản. Nhờ trồng cỏ nuôi trâu, chăm sóc đúng kỹ thuật và phòng ngừa dịch bệnh đến nay gia đình chị đã có đàn trâu tám con. Với giá thị bán như hiện nay khoảng 20-25 triệu đồng/con, gia đình chị không chỉ trả đủ vốn vay mà còn có số vốn kha khá. Chị Nái cho biết, vay vốn ưu đãi lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản, ngoài ra còn được tham gia vào các lớp tập huấn khuyến nông, đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn vay. Hàng ngày, ngoài việc chăm sóc và bảo vệ đàn trâu gia đình chị còn chăn nuôi lợn, nuôi gà mái đẻ lấy trứng bán để trả lãi và phục vụ sinh hoạt gia đình. Từ hộ nghèo, do biết sử dụng đồng vốn vay hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao nay đã vươn lên làm giàu cho gia đình được bình bầu là hộ vay vốn làm kinh tế giỏi của xã.

          Cũng gióng như chi Nái, gia đình anh Lầu Văn Nó, dân tộc Mông thôn Phiêng Ten, xã Sinh Long (huyện Na Hang) cũng là một trong những điển hình thoát nghèo nhờ  nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH. Đầu năm 2012, anh Nó là một trong những hộ nghèo đầu tiên ở Phiêng Ten được tiếp cận với nguồn vốn vay của NHCSXH với số tiền 10 triệu đồng. Số tiền vay được anh mua một con trâu cái sinh sản. hơn một năm sau, gia đình anh Nó đã hoàn trả trước hạn số tiền vay để tiếp tục vay thêm 30 triệu đồng để mua thêm trâu bò, mở rộng chăn nuôi. Đất vườn tạp Anh chuyển sang trồng cỏ, ngô bổ sung vào nguồn thức ăn cho trâu bò và kết hợp cách thức chăn thả với nuôi nhốt chuồng để vỗ béo cho trâu bò. Đến nay, đàn trâu bò của gia đình anh đã lên đến 20 con. Trong đó, một con bò cái lai Brazil nặng trên 7 tạ, đã cho 10 con giống, được thương lái định giá khoảng 90 triệu đồng. Số còn lại trọng lượng từ 3 – 5 tạ/con, tổng tài sản gia đình ước đạt gần 400 triệu đồng.

Có thể thấy, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện đã trở thành “đòn bẩy” giúp nhiều hộ gia đình ở vùng khó khăn có điều kiện tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất. Từ đó góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội địa phương.

Bài, ảnh: Hà Huế

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 97
Hôm qua : 642