• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngân hàng CSXH : “Bà đỡ” cho lao động hiện thực hóa giấc mơ thoát nghèo

Nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang - Na Hang có diện tích tự nhiên trên 86.000 ha. Đây là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em, với trên 47.000 nhân khẩu. Với đặc thù là huyện vùng núi, dân cư phân tán, giao thông đi lại khó khăn, đời sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trình độ canh tác còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao so với các huyện, thành phố trong tỉnh. Để thực hiện công tác giải quyết việc làm cho lao động của địa phương, trong những năm gần đây thông qua Ngân hàng chính sách xã hội cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Na Hang đã quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo một cách bền vững.

Các lao động làm thủ tục giải ngân vay vốn xuất khẩu lao động tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Na Hang

Trước đây hoàn cảnh kinh tế gia đình chị Vương Thị Thúy, Thôn Xá Thị, xã Đà Vị cũng rất khó khăn. Nguồn thu nhập chính của gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Để đảm bảo được cuộc sống anh, chị đã phải xoay xở làm rất nhiều công việc như sản xuất nông nghiệp; làm phụ hồ, đi làm việc tại các khu công nghiệp ở các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh. Với quyết tâm thoát nghèo, năm 2017 chị đã vay vốn của Ngân hàng chính sách tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Lúc đầu tham gia xuất khẩu lao động, chị rất nhớ chồng, nhớ con, nhưng với quyết tâm muốn thay đổi cuộc sống, anh chị đã động viên nhau, người ở nhà thì làm tốt công việc chăm sóc con cái, còn người đi lao động thì cần cù chịu khó để hiện thực giấc mơ thoát nghèo. Công việc của chị ở nước ngoài là chăm sóc người già, công việc đó không đòi hỏi phải có trình độ cao, chỉ cần người có sức khỏe và chăm chỉ. Mức thu nhập bình quân sau khi trừ chi phí đạt 25 triệu đồng/ tháng, nếu làm tăng ca có thể đạt từ 35 – 40 triệu đồng/ tháng. Sau 5 năm đi làm việc ở nước ngoài chị đã tích cóp được hơn 2 tỷ đồng. Hiện chị đang xây 2 căn nhà kiên cố, trị giá khoảng 1,8 tỷ đồng. Số tiền còn lại chị đầu tư mua máy xúc, ôtô cho các con làm dịch vụ.

Những năm gần đây Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Na Hang đã tích cực phối hợp với các cơ quan đẩy mạnh tuyên truyền đến nhân dân và người lao động các chính sách hỗ trợ  của Nhà nước khi tham gia chương trình đi làm việc ở nước ngoài. Phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức các gian hàng tư vấn, giải đáp các kiến nghị, thắc mắc của người người lao động về đối tượng, quy trình thủ tục hồ sơ vay vốn xuất khẩu lao động tại các phiên giao dịch việc làm do huyện tổ chức. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ của ngân hàng cũng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nhận ủy thác như Hội LHPN, Hội Nông dân; Hội Cựu chiến binh; tổ chức đoàn thanh niên và các tổ tiết lkiệm và vay vốn để tuyên truyền đến người dân về các cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước về cho vay xuất khẩu lao động. Thông qua công tác tuyên truyền mọi người dân đã nắm bắt được các chủ trương, chính sách hỗ trợ của nhà nước từ đó chủ động tiếp cận với nguồn vcốn chính sách một cách thuận lợi.

          Tính đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Na Hang đã giải ngân vốn vay chương trình xuất khẩu lao động cho 175 người với tổng dư nợ đạt trên 12,2 tỷ đồng. Riêng trong quý I năm 2024 đã có 37 lao động được giải ngân vay vốn chương trình xuất khẩu lao động với tổng dư nợ đạt gần 2,9 tỷ đồng. Đối tượng vay vốn của Ngân hàng là lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân của người có công với cách mạng. Người tham gia chương trình xuất khẩu lao động có thể được vay 100% chi phí ban đầu cho hợp đồng của mình tùy từng đối tượng cụ thể. Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số… là 6,6%/năm. Một số trường hợp cụ thể còn được giảm mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định.

          Có thể thấy, chương trình vay vốn xuất khẩu lao động đang là "Bà đỡ" cho những lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số có cơ hội tham gia vào thị trường việc làm. Đây là hướng đi không chỉ giúp người lao động thực hiện ước mơ thoát nghèo bền vững mà còn giúp họ có một lượng kiến thức và kỹ năng nhất định. Khi trở về người lao động sẽ vận dụng kiến thức, kỹ năng đó vào thực tiễn để xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bài ảnh: Vương Tấn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 113
Hôm qua : 324