• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hôn nhân cận huyết là gì

 

          Hôn nhân cận huyết thống được hiểu là cuộc hôn nhân xảy ra giữa hai người cùng chung dòng máu trực hệ của một gia đình hoặc gia tộc. Hôn nhân cận huyết là một hủ tục lạc hậu và tồn tại ở nhiều nơi đặc biệt là tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vấn nạn này không chỉ vi phạm về mặt đạo đức và pháp luật, mà còn gây nhiều hệ luỵ cho xã hội. Tại huyện Na Hang, trong những năm gần đây cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể tại các xã đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động nên tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã được giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tình trạng này vẫn còn sảy ra. Hôn nhân cận huyết thống không chỉ ảnh hưởng nặng nề của đến sức khoẻ của những người mẹ và trẻ em mà còn làm suy giảm chất lượng dân số, duy trì giống nòi, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

         Ảnh minh họa

Vậy! Hôn nhân cận huyết là gì? Thế nào là hôn nhân cận huyết thống? chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

          Như chúng tôi đã nói ở trên. Hôn nhân cận huyết thống được hiểu là cuộc hôn nhân xảy ra giữa hai người cùng chung dòng máu trực hệ của một gia đình hoặc gia tộc, tức là cuộc hôn nhân giữa những người cùng chung dòng máu trong phạm vi ba đời.

          Ví dụ: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, côn cậu, con dì là đời thứ ba. Nhưng trường hợp này mà kết hôn được pháp luật công nhận, hoặc chung sống với nhau như vợ chồng thì được gọi là hôn nhân cận huyết thống.

          Nguyên nhân của hôn nhân cận huyết thống là do các hủ tục lạc hậu, xuất phát và bị ảnh hưởng bởi tập tục văn hoá của vùng dân tộc thiểu số và khu vực miền núi chưa phát triển, trình độ dân trí còn thấp, người dân chưa hiểu rõ được hậu quả nặng nề mà hôn nhân cận huyết đem lại tới sức khoẻ và xã hội. Người dân sinh sống ở khu vực dân tộc thiểu số và vùng núi thường có xu hướng lựa chọn kết hôn với người trong gia đình hoặc gia tộc do hạn chế về mặt giao thông, gây khó khăn trong việc gặp, giao lưu giữa các vùng. Do tư tưởng của người dân cho rằng việc kết hôn cận huyết thống giúp gắn kết mối quan hệ gia đình. Người dân muốn duy trì và truyền tải văn hoá gia tộc, bảo tồn của cải…

          Lý do khách quan về hôn nhân cận huyết thống có thể do tình cảm tự nhiên phát sinh hay không biết đó là thành viên của gia đình (có thể bị thất lạc nhiều năm). Do chế tài xử lý vi phạm hôn nhân cận huyết thống chưa đủ mạnh, vấn đề xử phạt chưa quyết liệt để có sự răn đe và ngăn chặn. Công tác tuyên truyền và vận động người dân về hủ tục hôn nhân cận huyết chưa thực sự hiệu quả.

          Thưa quý vị và các bạn! Hậu quả của của hôn nhân cận huyết thông để lại đối với sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em như thế nào? nó làm suy thoái giống nòi và là bước cản lớn đến sự phát triển của kinh tế - xã hội ra sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển đến quý vị và các bạn trong các chương trình phát thanh sau, quý vị và các bạn chú ý đón nghe. Còn bây giờ thời lượng của chương trình đã hết, xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Bài, ảnh: Đức Toàn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 207
Hôm qua : 324