• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hồng Thái nỗ lực giảm tình trạng tảo hôn

 

Trước đây, ở những thôn như Hồng Ba, Khuổi Phầy, Bản Muông… của xã Hồng Thái việc những cô gái, chàng trai làm cha, làm mẹ khi chỉ mới 15, 16 tuổi là những điều không còn xa lạ với người dân nơi đây. Từ khi thực hiện mô hình “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trên địa bàn xã thì  tình trạng tảo hôn ở đồng bào dân tộc đã ngày càng được cải thiện đáng kể, nhận thức của người dân được nâng lên. Từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho bà con.

Bà con ở Hồng Thái ngày nay tập trung phát triển kinh tế

Anh Lý Văn Đức, dân tộc Dao, thôn Khâu Tràng, xã  Hồng Thái nảy sinh tình yêu với chị Đặng Phương Lực, dân tộc Dao cùng thôn khi anh Đức 17 tuổi, Lực chưa tròn 16 tuổi. Nếu như tập tục của người Dao, cả hai bên đã “ưng cái bụng” là thành vợ thành chồng. Song do nhiều năm qua, gia đình anh Đức và bản thân anh Đức được cán bộ xã và Bí thư Chi bộ, trưởng thôn tuyên truyền, vận động nên gia đình anh đã hiểu rằng, kết hôn khi chưa đủ tuổi là vi phạm pháp luật. Do đó, cả hai bên gìn giữ tình yêu, chờ đủ tuổi mới kết hôn vào năm 2022.

Còn tại thôn Pắc Khoang, với 100% là đồng bào dân tộc Dao, từ đầu năm 2021 đến nay không còn tình trạng tảo hôn. Anh Triệu Văn Tá, Bí thư Chi bộ thôn cho biết: Trước đây, tảo hôn còn nhiều lắm. Nhiều hộ trong thôn có con trai 16, 17 tuổi đã lấy vợ. Vì bà con nghĩ lấy vợ cho con trai để có người đi làm nương, chăn con lợn, con gà. Nhưng từ khi được các cơ quan chức năng, chính quyền xã tuyên truyền, mấy năm nay trong thôn không còn tảo hôn, trẻ con không phải nghỉ học lấy vợ, lấy chồng.

Xã Hồng Thái chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Dao tiền cùng sinh sống, trước đây tình trạng tảo hôn vẫn thường xuyên diễn ra. Việc kết hôn đối với đồng bào được thực hiện chủ yếu theo phong tục, tập quán, chỉ cần sự chấp thuận của cha mẹ hai bên, họ hàng, làng xóm mà không quan tâm đến tuổi tác. Từ khi Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND xã Hồng Thái thực hiện mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Được cán bộ xã, trưởng thôn và các đoàn thể thôn trực tiếp xuống từng nhà dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan đến hôn nhân gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, cũng như làm rõ những hậu quả, tác hại, hệ lụy do vấn nạn này gây ra. Qua đó, nhận thức của bà con được nâng lên, dần thay đổi được hành vi, từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt hoàn toàn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Từ năm 2022 đến nay tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn đã không còn. Đồng chí Trần Văn Tuấn, Chủ tịch xã Hồng Thái cho biết:

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là hủ tục của một số dân tộc thiểu số tại địa phương. Do đó, xóa bỏ hủ tục này là hành trình lâu dài, cần sự tham gia của các cấp, các ngành, các thành phần. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong thời gian tới xã Hồng Thái cần tiếp tục tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho bà con nhân dân để thực hiện có hiệu quả việc phòng, chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Bài, ảnh: Hà Huế         


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 234
Hôm qua : 324