• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người giữ lửa hát then đàn tính ở Na Hang

Người giữ lửa hát then đàn tính ở Na Hang
Ngày xuất bản: 18/06/2018 1:52:53 CH

 Người giữ lửa hát then đàn tính ở Na Hang

Vừa đến thôn Bản Nhùng, xã Năng Khả, chúng tôi nghe thấy tiếng đàn tính, tiếng hát then vang vọng từ căn nhà sàn, đó là câu lạc bộ đàn tính, hát then của nghệ nhân Hoàng Liên Sơn người say mê với việc lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc tại địa phương.

 


Lớp học hát then, đàn tính  anh Sơn dạy tại nhà thu hút nhiều em nhỏ

Tiếp chúng tôi tại căn nhà sàn được trưng bày nhiều chiếc đàn tính, trên tấm phản rộng các học trò đàn hát say sưa, biết chúng tôi muốn tìm hiểu về niềm đam mê để giữ gìn nét bản sắc văn hóa dân tộc. Anh Sơn khá cởi mở trước đây anh cũng đi làm cùng thầy cúng ở làng  bên, vì vậy tiếng đàn tính lời hát then cứ thế làm anh lớn lên từng ngày.

Anh Hoàng Liên Sơn nghệ  nhân câu lạc bộ  hát then, đàn tính cho biết: Năm 11 tuổi anh đi hát then cho đến năm 1998 ông thầy mất, anh bắt đầu chuyển sang dạy hát then, giai điệu hát then của anh được biến tấu theo thời gian, năm 2013 lớp học ban đầu có 4 em học sinh đến học, trong đó có một em đi thi hát then đàn tính tại  huyện đạt giải A, các em đi giao lưu hát then tại xã. Câu lạc bộ của anh dạy tại nhà hoàn toàn miễn phí, anh không thu một khoản phí nào chủ yếu dạy cho các con cháu, có niềm đam mê và nhu cầu thích học, anh cũng tự mày mò, nghiên cứu những làn điệu dân ca tày.

 Nghe chúng tôi bày tỏ anh Sơn cười nói học đàn tính và hát then không khó, chỉ cần có niềm đam mê, hát then đàn tính ngày càng có nhiều người ưa thích đến nhà xin học, ngày anh dạy 3 buổi, tùy từng ngày có ngày 10 em, đến nay lớp học anh đã có trên 40 em tham gia, độ tuổi các em khác nhau, từ 7 tuổi đến 17 tuổi,  các em đến từ các thôn trong toàn xã, ngoài ra còn có một số em đến từ  xã Sơn Phú, Thanh Tương… để học những làn điệu cơ bản về đàn tính, hát then phải mất thời gian khoảng hơn một tháng, nên việc học chủ yếu tập trung vào dịp nghỉ hè.

Đã gần 5 năm,  cứ đến dịp hè các em lại sang nhà nghệ nhân Sơn học đàn, hát then các em yêu thích những làn điệụ dân ca của dân tộc mình, cũng bởi sự đa dạng phong phú nhiều thể loại, các em muốn tìm hiểu những lời ca tiếng hát ca ngợi quê hương, đất nước. Học nhiều năm nên mỗi em thuộc khoảng 17 đến 18 bài, đây vừa là niềm vui, niềm đam mê tạo điều kiện cho các em gắn bó với nghề. Thời gian gần đây anh được UBND xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa mời sang dạy cho những người lớn tuổi, ngoài việc dạy học anh còn sản xuất công cụ đàn tính chủ yếu cho các em học đàn, với mong muốn sau này các em hát then có thể theo đuổi được làn điệu then để câu lạc bộ gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng phát triển.

 

T/h: Mai Phương


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 34
Hôm qua : 510