• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2021 – 2025

       Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Ngày 18/01/2022 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 90 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu của Chương trình là thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Để quý vị và các bạn có những thông tin về mục đích, ý nghĩa cũng như mục tiêu tổng quát về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Cần nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi nhằm tạo việc làm, thu nhập bền vững cho người dân

          Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Mục tiêu tổng quát của chương trình là:

          Thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Chương trình phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm.

          Chương trình đặt chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025 là giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia; 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản.

          Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 1.000 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững. Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững; tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%...

          Chương trình có 6 dự án thành phần gồm: 

          Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; 

          Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; 

          Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; 

          Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; 

          Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; 

          Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin.

          Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.

          Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 48.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng và huy động hợp pháp khác 14.310 tỷ đồng.

          Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 được phê duyệt thực hiện, một lần nữa khẳng định sự quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến chấm dứt mọi hình thức nghèo. Tạo điều kiện thuận lợi giúp người nghèo được cải thiện điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập. Các nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin sẽ cơ bản được đáp ứng để người nghèo có cơ hội tự vươn lên thoát nghèo bền vững, không trông chờ ỷ lại vào sự trợ giúp của cộng đồng và nhà nước. Góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.                                                                               

                                                                                                                                            Bài, ảnh: Đức Toàn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 333
Hôm qua : 505