• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ông Tuấn nuôi ngựa bạch

 

Hồng Thái là xã vùng cao của huyện Na Hang. Nhưng đến Hồng Thái hôm nay, ai cũng đều kể về mô hình nuôi ngựa bạch của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Bàn Minh Tuấn, mô hình đang mở ra hướng đi mới cho người dân thoát nghèo.

Ông Tuấn chăm sóc đàn ngựa của mình

Năm 1992, ông Tuấn xuất ngũ trở về địa phương, bắt đầu làm kinh tế từ nông nghiệp, ông làm đủ nghề nhưng vẫn không đủ ăn. Mãi đến năm 2005, ông vay 25 triệu đồng từ Chương trình vay vốn nuôi bò nhốt của UBND tỉnh cộng với ngồn vốn tự có ông đầu tư mua 3 con bò và 5 con trâu để làm mô hình chăn nuôi đại gia súc. Nhưng dịch “Lở mồm long móng” năm 2006 đã lấy đi của ông tất cả vốn liếng và công sức chăm sóc. Ông bảo: Lúc đó thật ra cũng cảm thấy nản lòng, trách mình bởi vì tính tắc trách không tiêm phòng cho đàn vật nuôi, nhưng với bản lĩnh người lính, ông quyết tâm làm lại từ đầu.

Không lùi bước, ông tiếp tục vay thế chấp Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Na Hang số tiền 50 triệu đồng vào năm 2010, ông gây dựng lại đàn trâu theo mô hình chăn nuôi trâu sinh sản, đến năm 2019, ông có trong tay 13 con trâu, cùng 4,5ha rừng trồng. Trong 1 lần đi lên Hà Giang thăm đồng đội cũ, ông tình cờ được thăm quan mô hình chăn nuôi ngựa bạch tạng sinh sản, ghép đực bạch tạng và ngựa cái lông trắng, từ đó sẽ cho ra con giống bạch tạng và bán cho thương lái Trung Quốc về làm thuốc.

Nghĩ làm làm, ông bán toàn bộ đàn trâu và hơn 4ha rừng thu được gần 700 triệu đồng, ông mua 3 con ngựa đực giống bạch tạng về nuôi và 12 con ngựa cái lông trắng bản địa về nuôi. Sau 1 năm nuôi đến nay đàn ngựa đã cho ra đời những lứa con bạch tạng đầu tiên. Ông Tuấn chia sẻ: Nuôi ngựa phù hợp với khí hậu Hồng Thái, ngựa bạch không đi ăn xa chỉ ăn gần nhà do đặc tính của loài, đặc biệt nuôi ngựa ít mắc bệnh, giá bán con giống thường cao gấp 2 đến 2,5 lần so với trâu. Hơn nữa, hiện trên thị trường cung không đủ cầu nên việc đầu tư nuôi ngựa bạch là hợp lý.

Theo tính toán của ông Tuấn, ngựa cái đẻ mỗi năm một lứa, giá thị trường hiện nay của một con ngựa con khoảng 1 tháng tuổi có giá 25 triệu đồng, sau một năm thì có giá 40 triệu đồng, khoảng 2 năm sẽ được tầm 70 triệu đồng. Trong một năm gia đình thường duy trì từ 8 – 10 con ngựa bạch nái, sau khi trừ tiền giống, thuốc vắc-xin tiêm phòng và thức ăn (chủ yếu tiền mua cám gạo và bột ngô), thì còn lãi từ 200 – 250 triệu đồng mỗi năm.

Ngoài là người làm kinh tế giỏi, ông Tuấn hiện còn được biết là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh có nhiều tâm huyết với các hội viên, ông thường xuyên giúp đỡ các hội viên gặp khó khăn khi làm kinh tế, đồng thời cũng chủ động giúp đỡ kỹ thuật với các hộ khi có nhu cầu. Đồng chí Đặng Trung Dũng, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái đánh giá: Mô hình chăn nuôi ngựa bạch đang từng bước khẳng định là một hướng đi đúng trong phát triển kinh tế, hiện nay, chính quyền xã đang có kế hoạch tuyên truyền, tạo điều kiện để các hộ xây dựng chuồng trại chăn nuôi ngựa bản địa, chú trọng vào phát triển đàn ngựa bạch trên địa bàn bởi giá trị kinh tế cao.

                                                                             Bài, ảnh: Hà Huế

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 243
Hôm qua : 478