• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bí thư Chi bộ miệng nói tay làm

        Năm 1983, khi đồng bào dân tộc Mông hạ sơn từ Cao Bằng về định cư tại thôn Phiêng Ten, xã Sinh Long, huyện Na Hang thì cả thôn mới chỉ có vẻn vẹn 5 nóc nhà. Về vùng đất mới, theo tập quán canh tác cũ người dân khai hoang làm ruộng làm nương, nhưng không đem lại hiệu quả, cái nghèo, cái khổ cứ đeo bám mãi. Thế nhưng, chỉ mới hơn 30 tuổi, anh Lầu Văn Sông - Bí thư Chi bộ thôn Phiêng Ten đã “thổi” một luồng gió mới giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Anh Lầu Văn Sông
Anh Lầu Văn Sông

Từ khi được tín nhiệm giữ chức Bí thư chi bộ, kiêm trưởng thôn điều mà Sông trăn trở nhất chính là làm sao xóa được nếp nghĩ tảo hôn, sinh con thứ 3 của bà con thôn bản. Vậy là, anh đã quyết định họp các đoàn thể của thôn lại như Chi hội nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, ban công tác mặt trận. Giao nhiệm vụ quan trọng nhất là Chi hội phụ nữ thôn đảm nhiệm tuyên truyền về công tác kế hoạch hóa gia đình. Trong các buổi họp thôn, anh Sông luôn giành 1 phần thời gian cho việc tuyên truyền, linh hoạt lồng ghép các hoạt động tác hại của sinh nhiều con, tảo hôn là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo, đói. Phối hợp với Trạm y tế xã tổ chức các buổi tuyên truyền, cấp phát, hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Ban đầu còn nhiều chị em ngại ngùng, tâm lý chưa thực sự cởi mở. Song nhờ sự nhiệt tình, quyết tâm đến cùng, dần dần bà con cũng nhận ra, đến nay các cặp vợ chồng của thôn chỉ dừng lại ở 2 con, không có tình trạng sinh con thứ 3 và tảo hôn.

Để giúp bà con phát triển kinh tế, gia đình anh Sông đã tiên phong thực hiện làm trước chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng ngô. Vừa làm vừa áp dụng kỹ thuật học được ở sách, mạng Internet. Đến nay, toàn thôn có 100% diện tích được cấy giống ngô lai, lúa lai. Hàng năm năng suất trung bình cây ngô đạt 43 tạ/ha; lúa gần 60 tạ/ha; nâng cao hệ số sử dụng đất. Từ nguồn thu nhập này, đến nay trong thôn 100% các hộ đã có xe máy đi lại, có tivi để xem các hộ có điều kiện hơn còn mua sắm máy nông nghiệp như máy cày, máy cắt cỏ, sát lúa, máy thái chuối... Phát huy thế mạnh của thôn về diện tích đất đồi rộng, phù hợp với chăn nuôi đặc biệt là trồng cỏ và khoanh vùng đồi cỏ tự nhiện nuôi trâu, bò. Đến nay, thôn còn phát triển mô hình nuôi trâu, bò nhốt. Bình quân mỗi hộ có từ 2-3 con trâu, bò nhốt thường xuyên. Các hộ gia đình chăn nuôi nhiều như ông Lầu Văn Vàng, Lầu Văn Hồng, Lầu Văn Nó, chăn nuôi đã trở thành nguồn thu nhập chính cho bà con và cũng là nguồn phân bón cho cây trồng. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã giúp cho bản người Mông ở Phiêng Ten trở thành một bản làng đổi mới hơn trước kia.

Khi nói về Bí thư Chi bộ Sông, đồng chí Sùng Văn Kỷ, Bí thư Đảng ủy xã Sinh Long kể: Trước đây khi mới về định cư, người Mông ở thôn Phiêng Ten chỉ biết canh tác ruộng, nương và do không có kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế đem lại không đáng là bao. Để vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Sông đã làm tốt vai trò nêu gương, đi trước, làm trước. Thấy Bí thư Chi bộ tiên phong đi đầu, làm có hiệu quả “mắt thấy, tay sờ” khi ấy cả bản Mông mới làm theo.

“Miệng nói, tay làm” việc gì khó trong thôn cũng được một tay Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Lầu Văn Sông lo chu toàn, đến nơi đến chốn. Bà con nhân dân tự nguyện hiến đất làm đường, làm nhà văn hóa; thôn không còn tình trạng sinh con thứ 3, tảo hôn; số hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa đạt 98%, tình hình an ninh trật tự trong thôn được giữ vững... Nhiều năm liền, anh Lầu Văn Sông được bà con tín nhiệm bầu là người có uy tín của thôn.

Bài, ảnh: Hà Huế

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 81
Hôm qua : 522