• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NA HANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tham quan học tập kinh nghiệm tại huyện Mộc Châu (Sơn La) và huyện Mai Châu (Hòa Bình)

 

Trong các ngày từ 5 đến 7/5, Đoàn công tác huyện Na Hang do đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy làm trưởng đoàn đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch, dịch vụ Homestay tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Tham gia đoàn công tác còn có đồng chí Tô Viết Hiệp, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo các xã, thị trấn; lãnh đạo một số phòng thuộc UBND huyện; các tổ chức chính trị - xã hội; chủ các Homestay, khách sạn trên địa bàn huyện.

Đoàn công tác của Huyện ủy, HĐND. UBND huyện thăm quan mô hình trồng cây ăn quả của HTX Nông nghiệp 19/5 huyện Mộc Châu, Sơn La

Trong chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm trồng và phát triển cây ăn quả, cây rau, cây công nghiệp ôn đới sứ lạnh đoàn công tác của huyện Na Hang đã được các đồng chí lãnh đao, thủ trưởng các cơ phòng ban chuyên môn của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La giới thiệu khái quát về điều kiện khí hậu, tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế của huyện trong nhưng năm qua và đưa đi thăm quan các mô hình phát triển kinh tế theo hướng trồng cây ăn quả và cây rau ôn đới kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, thăm và tìm hiểu quy trình thu hoạch, chế biến các sản phẩm mận sấy dẻo; thăm quan mô hình trồng cây lê; mận và trồng cây dâu tây...

Với đặc thù là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về hướng Tây Bắc, có Quốc lộ 6 và quốc lộ 43 đi qua, có chung đường biên giới với Việt Nam - Lào dài 40,6 km. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, độ cao trung bình khoảng 1.050m so với mặt nước biển, độ ẩm không khí trung bình 85%, nhiệt độ bình quân năm từ 18 đến 230C, kết hợp với kết quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong những năm qua việc trồng và phát triển cây ăn quả, cây rau, cây công nghiệp ôn đới sứ lạnh luôn được huyện Mộc Châu quan tâm và có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể: Chương trình phát triển chè đã được triển khai từ năm 1958, đến nay có gần 20 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè với tổng diện tích chè hiện có là gần 2.000 ha, sản lượng đạt khoảng hơn 20 ngàn tấn chè búp tươi/năm, thị trường tiêu chủ yếu là Nhật bản, Đài Loan.... Hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất rau sạch, an toàn, trái vụ, tổng diện tích tập trung khoảng trên 100 ha…Với tổng diện tích đất tự nhiên trên 108 nghìn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là gần 34 nghìn ha. Hàng năm huyện Mộc Châu đóng góp cho ngân sách nhà nước là trên 100 tỷ đồng, đây là một trong những huyện có mức đóng góp hàng đầu của tỉnh Sơn La. Để đạt được những kết quả như vậy, có sự đóng góp rất lớn của ngành nông nghiệp.

Đoàn công tác thăm quan mô hình trồng dâu tây

Tiếp tục chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm, đoàn công tác của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Na Hang đến thăm Bản Lác, thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, là điểm du lịch đặc biệt trên bản đồ du lịch Tây Bắc của Tổ quốc, với 100% người dân tộc Thái trắng sinh sống. Bản Lác cách Hà Nội 140 km, cảnh vật nơi đây vẫn còn giữ được nguyên nét hoang sơ với nếp sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Du khách đến đây không chỉ để tham quan mà còn để học cách sống chậm và thưởng thức những ngày sống chậm tại bản Lác.  Bản Lác là nơi sinh sống của 05 dòng họ đó là: họ Hà, họ Lò, họ Vì, họ Mác và họ Lộc. Theo tiếng của địa phương gọi là Bản Lạc, nghĩa là nơi hội tụ của những người Thái làm nghề buôn bán, hoặc đi tha phương cầu thực, gặp miền đất lành nên ở lại làm ăn sinh sống, Bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của Bản Lác đã dần được du khách khám phá. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên Bản Lác đã được nhiều người biết đến.

Người dân Bản Lác đã biết làm du lịch từ những năm đầu thập kỷ 60, nhưng thời điểm làm du lịch rộ lên của Bản Lác là từ năm 1997, khi ấy, Bản Lác nhộn nhịp khách ghé thăm, có nhiều chuyên gia nước ngoài ở thủy điện Hòa Bình lên nghỉ vào ngày cuối tuần. Cứ người nọ mách người kia, du khách tìm đến Bản Lác mỗi ngày một đông. Có những hôm khách ghé thăm nhiều hơn người dân bản. Nhà trong bản không đủ chỗ cho khách trọ. Khách đến Bản Lác ngày càng đông, người dân bản bảo nhau sửa nhà đón khách, chế biến các món ăn ngon như thịt trâu sấy, gà bản, lợn bản cùng xôi nếp, cơn lam, rượu cần…,thành lập đội văn nghệ phục vụ khách tham quan. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách như dệt khăn quàng cổ, váy xòe Thái, vải treo tường có trang trí... chế tác nhiều cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và sừng trâu, phách gỗ nhịp tre, nỏ, cung tên… để làm quà lưu niệm cho khách tham quan. Cứ thế, ngày qua ngày, tư duy làm kinh tế qua dịch vụ du lịch đã hình thành rõ rệt và loại hình du lịch cộng đồng sống trong chính ngôi nhà của người dân cũng dần được du khách ưa chuộng, đặc biệt là khách quốc tế.

Đợt tham quan thực tế của huyện Na Hang đã giúp lãnh đạo các địa phương học tập được nhiều kinh nghiệm quý trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng homestay, nâng cao dịch vụ đón tiếp khách du lịch, phương pháp trồng cây ăn quả… từ đó đem lại hiệu quả kinh tế; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Thay mặt đoàn công tác, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Bí thư huyện ủy cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của cán bộ và nhân dân huyện Mộc Châu (Sơn La) và huyện Mai Châu (Hòa Bình). Với những kinh nghiệm của chuyến tham quan, học tập này sẽ là cơ sở để huyện Na Hang có thể áp dụng, lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả công tác phát triển dịch vụ du lịch trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Hà Huế

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 18
Hôm qua : 1.558